Công tác tuyên truyền và phòng chống bệnh sốt xuất huyết

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN MỸ AN TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT Screenshot_20220708-213643_Office Screenshot_20220708-213651_OfficeXUẤT HUYẾT

Hiện nay tình hình bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tiếp tục tăng theo hàng tuần, nhất là vào mùa mưa như hiện nay cũng là thời điểm bệnh sốt xuất huyết tăng cao theo chu kỳ hàng năm, đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh sốt xuất huyết tăng cao là mối nguy cơ đe dọa có thể xảy ra thành dịch tại địa phương.

Tính từ đầu năm đến ngày 30/6/2022 toàn huyện có trên 222 ca mắc SXH, tăng 182 ca so với cùng kỳ (tăng 5,5 lần), có 04 ca sốt xuất huyết Dengue nặng, chưa ghi nhận ca tử vong. Hiện nay bệnh sốt xuất huyết đang lưu hành rãi rác các địa phương trong toàn huyện.Screenshot_20220708-213938_Office

Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Trường THCS Thị trấn Mỹ An kêu gọi toàn thể CB, GV, NV, HS và CMHS trong toàn trường hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu: “Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”.

Mùa mưa đến thường là lúc muối phát triển sinh sôi nảy nở, cũng thường là lúc chúng ta dễ mắc sốt xuất huyết, nhất là trẻ em.

Sốt xuất huyết có những biến chứng chết người tiềm tàng. Nó có thể gây: Sốt cao. Hiện tượng chảy máu, thường có gan to. Trong những trường hợp nặng có thể gây suy tuần hoàn.

NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH, CÁCH LÂY TRUYỀN:

– Bệnh SXH do virus Dengue ( Đen- gơ) gây nên. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành qua loài muỗi có tên là Aedes aegypti (An-des-ê-gyp-ti) thường được gọi là muỗi vằn.

– Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà.

– Muỗi vằn hoạt động hút máu và ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH:

– Sốt cao đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức các khớp.

– Có ban đỏ, xuất huyết da, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…

CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT

  1. Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên cọ rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
  1. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh.
  2. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng, phát hoang bụi rậm, vệ sinh môi trường thường xuyên, nhà cửa thông thoáng để loại nơi muỗi trú ấn.
  1. Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi… để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
  2. Tích cực phối hợp với ngành y tế tham gia trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
  3. Khi bị sốt đến ngay Trạm Y tế gần nhất để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà hoặc đến cơ sở y tế tư nhân.

   Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Trường THCS Thị trấn Mỹ An kêu gọi toàn thể CB, GV, NV, HS, CMHS của nhà trường và nhân dân sống trên địa bàn xung quanh trường hãy quan tâm,  thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết. “Người người diệt lăng quăng, diệt muỗi; nhà nhà diệt lăng quăng, diệt muỗi để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết”; “Không có lăng quăng, không có muỗi, không có bệnh sốt xuất huyết”.Thực hiện tốt sẽ ngăn ngừa bệnh Sốt xuất huyết và đảm bảo cuộc sống an toàn, hạnh phúc”

Giáo viên nhân viên trường THCS Thị trấn Mỹ An vệ sinh môi trường xung quanh trường nhằm phòng chống sốt xuất huyết cho học sinh

Trả lời